Cây mít
Thông tin sản phẩm
Thông tin sản phẩm
Yêu cầu gọi lại
Mô tả chi tiết
CÂY MÍT
Cây mít có tên thường gọi: Cây mít.Tên khoa học: Artocarpus heterophyllus. Thuộc họ thực vật: Moraceae - họ Dâu Tằm. Cây mít có gốc ở Nam Ấn Độ, nơi nhiệt độ và lượng mưa cũng giống như ở miền Nam Việt Nam. Trồng nhiều mít nhất cũng là các nước Đông Nam Á, Thái Lan, Philippines, Ấn Độ, đặc biệt quả mít là loại quả quốc gia của Bangladesh.
Cây mít thuộc loại cây gỗ cao từ 10 – 15m, vỏ dày màu xám sẫm, cánh nhánh nhiều. Cành non có lông và vết vòng lá kèm.Lá mít là loại lá đơn, mọc cách, phiến lá dày hình trái xoan nguyên hay chia thùy về một phía, có những lông móc dễ rụng, dài 9-20cm. Lá có hình trứng ngược, đầu có mũi tù ngắn, mặt trên màu lục đậm bóng, cuống lá dài 1 – 2,5cm.
Lá mít có lá kèm lớn, dính thành mo ôm cành, sớm rụng.Hoa mít xuất hiện trên những cuống ngắn, thô, phân nhánh, mọc trên thân chính hoặc trên các cành lớn. Hoa đơn tính, có hoa đực, hoa cái riêng mọc trên cùng một cây. Cụm hoa đực dài, gồm nhiều hoa, có lông tơ mềm, lá bắc hình khiên, bao hoa hình ống gồm 2 cánh dính nhau ở đỉnh.
Cụm hoa cái có hình bầu dục ở ngay trên thân hoặc các cành già, không có cánh, mọc sát nhau trên cùng một trục, mỗi cụm có tới vài trăm hoa, nhụy chẻ đôi, nổi lên trên mặt cụm hoa.Cây mít ra quả sau ba năm tuổi và quả của nó là loại quả phức lớn, vỏ ngoài có nhiều gai nhọn.
Quả to hình trái xoan hay thuôn, dài tới 60cm, bên trong vỏ quả có nhiều quả bế gọi là múi mít, dính trên một đế hoa chung gọi là cùi mít. Thịt mềm màu vàng, có vị ngọt và hương thơm ngát bao bọc hạt bên trong.Cây Mít có nhiều loại như mít mật, mít ướt, mít dai, mít tố nữ (đặc sản của miền Nam)... ngoài giá trị dinh dưỡng trong ẩm thực như nói trên, nhiều bộ phận của Cây Mít còn là vị thuốc.
Gỗ của Cây Mít thuộc gỗ nhóm IV, đôi khi được sử dụng để sản xuất các dụng cụ âm nhạc như các loại mộc cầm, là một phần của gamelan ở Indonesia (một thể loại dàn nhạc bao gồm chiêng, cồng, trống, các loại nhạc cụ bằng các thanh kim loại hay gỗ). Các múi mít chín có thể ăn tươi, có vị rất ngọt do có hàm lượng đường như glucoza, fructoza cao, có thể dùng chế biến các món ăn, làm mứt…
Mít được nhân giống bằng hạt hoặc chiết ghép hoặc nuôi cấy mô: Nhân giống mít bằng hạt: Nhược điểm của phương pháp này là: có nhiều biến dị, không giữ nguyên phẩm chất cây mẹ, lâu có quả (trung bình 4 - 8 năm), gieo hạt cây có rễ cọc, bứng trồng dễ chết. Chiết rễ: lấy rễ có đường kính khoảng 2 -3 cm ở cây giống, cắt thành từng đoạn dài 20 - 25 cm.
Sau đó đem giâm ngay, cắm nghiêng rễ, chừa một đoạn rễ trên mặt đất (3-5 cm). Sau đó, phủ một lớp cát, chú ý tưới nước giữ ẩm cho đến khi cây cao 10 cm. Chiết cành: Là phương pháp nhân giống mít được áp dụng rộng rãi. Chiết cành như những loại cây ăn trái khác. Chiết cành phải là cành tương đối già (2 -3 năm tuổi), nên chọn những cây mẹ định làm giống.
Đường kính chỗ chiết lớn hơn 1 cm, tốt nhất 2 -3 cm. Khi bóc vỏ phải bóc cả vòng hình ống với chiều dài 4 -7 cm. Để khô 1 - 2 ngày rồi lấy đất bọc lại (đất bọc gồm 2 phần cát và 1 phần bùn). Ngoài cùng bọc bao nilon, rồi buộc chặt. Thường xuyên tưới nước để giữ độ ẩm. Có thể sử dụng một số hoạt chất để kích thích sinh trưởng nhằm tạo nhanh chồi và rễ.
Ghép cây: Cây Mít ghép sẽ cho trái sớm hơn, chống chịu sâu bệnh cao hơn, giữ phẩm chất cây mẹ. Tuy nhiên, tỉ lệ thành công rất thấp, chỉ đạt 20 - 40% (có thể do vết cắt chảy nhiều nhựa). Chọn cành và ghép cây: trên cây giống (cây mẹ) chọn cành cùng cỡ và cùng lứa tuổi (2 -6 tháng), dùng đọan cành ở ngọn, cành mọc đứng xiên ở ngoài tán. Gốc ghép trồng trong chậu tre, kê sát cành ghép và cành ghép rồi buộc lại với nhau.
cây mít
Sau khi ghép 2 tháng mở dây, cắt bỏ phần ngọn của gốc ghép và cắt rời phần ngọn của gốc cây mẹ. Chăm sóc cây con trong bóng râm mát, tưới nước cho đến khi cây con phát triển đầy đủ. Cây mít là loại cây vừa dễ trồng và mang lại hiệu quả kinh tế cho người trồng .
mít tố nữ
cây mít
cây mít tố nữ
mít thái
cây mít thái