Cây đa

Cây đa

Thông tin sản phẩm

cây đa được xem như là biểu tượng của sự trường tồn, sức sống dẻo dai còn là biểu tượng của thần linh và tâm linh của con người. Hình ảnh của cây đa gắn liền với đời sống con người Việt nam.
Tình Trạng : Còn Hàng
Call: 028.38.64.64.54 - 0941.111.767

Thông tin sản phẩm

cây đa được xem như là biểu tượng của sự trường tồn, sức sống dẻo dai còn là biểu tượng của thần linh và tâm linh của con người. Hình ảnh của cây đa gắn liền với đời sống con người Việt nam.
Tình Trạng : Còn Hàng
Call: 028.38.64.64.54 - 0941.111.767

Yêu cầu gọi lại

Mô tả chi tiết

CÂY ĐA

Cây đa còn có tên cây đa đa, dây hải sơn , cây dong, cây da. Cây đa có tên khoa học là Ficus elastic Rob. Tại Việt nam cây đa có một số giống như Đa lá trơn, đa lan, đa lông.

cây da

 

Nếu phân loại theo màu sắc búp thì cây đa lông gồm có đa búp đỏ, đa búp nâu, đa búp trắng, đa búp ngà, đa búp xanh, ngoài ra còn có đa bồ đề, đa nhiều rễ, đa lá tròn.

Đều thuộc họ dâu tằm Moraceae, nó có thể phát triển thành cây khổng lồ, tán lá của nó có thể che phủ đến vài nghìn mét vuông. Cây đa có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới, trong vùng rộng lớn của Châu á từ Ấn độ tới Myanma, Thái lan, Đông nam á, nam Trung quốc, Malaisia…

Ở Việt nam cây đa được tìm thấy nhiều ở tại đình, chùa, khu vực làng quê. Cây đa là loại cây lớn nhất thế giới tính theo bề rộng thân và cành cây với một số cây đa cổ thụ. Lá của cây  tương đối to.Gióng mắt của cây đa thưa và càng thưa hơn khi cây còn non vì thế rất khó để làm cành hay chi.

Cây đa còn non thường chỉ nảy mầm ở nách lá và chỉ có những cây đa già trên 20 năm tuổi mới có khả năng nảy mầm ở những nơi bất ngờ. Loại cây này có màu huyết dụ, các rễ khí mọc từ các cành cây đâm xuống đất. Các rễ này có thể được treo lơ lửng trong không gian và hút nước trong không khí, có rễ lại đâm chọc xuống đất hút nước và các chất dinh dưỡng khác.

Có những cây đa con hình thành từ rễ khí có thể mọc lá và cung cấp dinh dưỡng cho cây mẹ , do nhưng rễ khí này có thể chống đỡ cho cây mẹ nên được gọi là rễ trụ.

Cây da có thể sinh sôi và phát triển ở những vùng mà loài sinh vật thụ phấn cho nó là loại ong bắp cày có mặt, cây đa có thể sinh sản vô tính bằng cách giâm hay chiết cành, nó có thể sống biếu sinh trên các loại cây khác. Hạt của cây đa có thể phát tán nhờ vào các loại chim như chim cu gáy, chim sẻ,  bồ câu vằn hay sáo nâu..

Hiện nay chúng ta thường trồng một số cây đa để làm cảnh như  Cây đa búp đỏ là loại cây thân cây gỗ lớn, cao có nhiều nhánh có thể cao từ 30-40m, đường kính thân tới 2m, với thân cây phát triển ra từ các rễ khí và rễ trụ để giữ chặt cây trong đất và giữ cho các cành to và nặng.

Lá cây có hình bầu dục, hơi dày,to dày, gân phụ nổi rõ, bóng mặt, dài khoảng 10-35cm và rộng từ 5-15cm. Cây non thì lá to hơn dài tới 45cm nhưng sẽ nhỏ dần khi cây già khoảng 10cm. Búp đỏ của cây đa là lá kèm sớm rụng bao bọc lấy chồi tận cùng và khi lá nở ra thì rụng xuống.

Toàn thân cây có nhựa mũ toàn chất cao su, trong tế bào lá có chứa tinh thể canxi cacbonat còn gọi là nan thạch.Cây đa bồ đề còn gọi là cây đề là loại cây to, rễ phụ từ các cành to mọc đâm xuống dưới đất, cuống lá mảnh, lá có hình thoi hơi giống hình tim ở gốc, thu hẹp thành một cái đuôi ở dưới ngọn. Đa nhiều rễ có lá to hơn và nhiều rễ, cây đa tròn có lá hơi tròn.

Đa còn có tác dụng chữa nhiều bệnh như rễ cây được dùng để sắc lấy nước uống chữa bệnh lợi tiểu, xơ gan cổ trướng. Vỏ và thân cây đa bồ đề được dùng để thay vỏ khi ăn trầu, lá bồ đề giã lấy nước uống chữa bệnh đi ngoài….

Ngày xưa cây đa được xem như là biểu tượng của sự trường tồn, sức sống dẻo dai còn là biểu tượng của thần linh và tâm linh của con người. Hình ảnh của cây đa gắn liền với đời sống con người Việt nam.

Hiện nay cây đa thường được trồng khắp nơi để lấy bóng mát, tạo cảnh quan đô thị,  làm cây xanh ở công viên, trồng làm cây cảnh trang trí ở văn phòng, nhà ở, khu biệt thự.

cây đa

Cây đa thường nhạy cảm với thời tiết thay đổi nhiệt độ có thể làm cho lá rụng, nên cần chăm sóc và để cây ở những nơi có nhiệt độ ôn hòa, thương xuyên tưới nước khi đất bị khô.

cây đa

Khoảng 20-30 ngày cần phải bón phân để giúp cây cung cấp chất dinh dưỡng, cần phải cắt tỉa bớt lá và cành để cây phát triển tốt hơn. Ngày nay cây đa đã được trồng và phát triển khắp mọi nơi.

 

cây đa

cây đa

cây đa

cây da

cây đa

 

cây đa

Bình luận