9 loại cây cảnh nên trồng trong sân vườn bạn cần phải biết biết
Xem thêm dịch vụ khác của chúng tôi:
THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG CẢNH QUAN SÂN VƯỜN ĐẸP.
9 loại cây trồng trong sân vườn nhà cần phải có khi thiết kế sân vườn
Ngoài vẽ đẹp mà các loại cây mang lại, chúng còn có giá trị về phong thuỷ mà xưa nay rất ít người để ý đến.
Dưới đây là 9 loại cây không thể thiếu trong sân vườn
Cây trúc xanh
Cây Trúc xanh hay còn gọi là cây trúc cần câu, có tên tiếng Anh và thương mại là Lady palm, cây trúc xanh là loại cây thuộc chi tông tre - Bambuseae có tên khoa học là Phyllostachys.
Cây Trúc mây có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, Nhật Bản, hiện nay được trồng rộng rãi, phổ biến ở nước ta từ Bắc trí Nam
Yếu tố Phong thuỷ
Cây trúc ngụ ý trời đất trường xuân, trời đất dài rộng. “Trúc” gần âm với “chúc” có ý chỉ chúc phúc tốt đẹp.
Theo phong thuỷ Trung Quốc thường cho rằng, trước và sau nhà có trúc là đem lại tốt lành cho cả gia đình.
Loại cây này tượng trưng cho sự mảnh mai, thanh nhã, rất thích hợp với nhiều không gian và phong cách thiết kế khác nhau.
Ngoài loại trúc xanh thì cũng có thể trồng một số loại tương đương như : trúc quân tử, trúc phật bà, …
Cây tùng la hán
Cây tùng la hán hay còn được gọi là vạn niên tùng, sam đất, sam la hán… bởi hình dáng quả trông rất giống tượng la hán.
La hán tùng có tên khoa học là Podocarpus brevifolius, có xuất xứ từ miền Nam Trung Quốc.
Cây Tùng La Hán cũng được ưa chuộng bởi đặc điểm phong thủy của nó.
Trong văn hóa phương Đông cây Tùng La Hán là một trong những loại cây phong thủy quý có linh khí giúp xua đuổi tà ma, những điều xui xẻo, điềm giữ,… mang đến may mắn, thịnh vượng , sức khỏe cho gia chủ.
Cây lộc vừng
Lộc vừng, còn gọi là chiếc hay lộc mưng là loài cây bản địa của các vùng đất ẩm ven biển Nam Á và Bắc Úc, từ Afghanistan đến Philippine và Queensland.
Tại Đông Nam Á, loài này phân bố ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan.
Ở Việt Nam, cây mọc khắp nơi, từ Bắc vào Nam ra tới Côn Đảo. Cây có thân và gốc đẹp, hoa thường màu đỏ và lá của nó có hình mác, khi nở có hương thơm, được dùng làm cây cảnh.
Có người xếp lộc vừng vào bốn loại cây cảnh quý: sanh, sung, tùng, lộc.
Cây lộc vừng mang ý nghĩa phong thủy tốt lành cho gia chủ.
Những chùm hoa màu đỏ mềm mại và thơ mộng tượng trưng cho hỷ sự, gắn liền với ngụ ý phát lộc.
Vì thế trồng cây lộc vừng trong khuôn viên nhà mang lại nhiều tài lộc và may mắn cho gia chủ.
Chữ Lộc ứng với Tài lộc, còn Vừng mang hàm ý nhỏ nhưng nhiều.
Cây lưởi hổ
Lưỡi hổ là tên gọi phổ biến, ngoài ra bạn có thể gọi nó là Lưỡi cọp, Lưỡi hùm, Hổ vĩ mép vàng, Lưỡi mẹ vợ (mother-in-law’s tongue).
Mặc dù tiếng Việt là vậy, nhưng tên tiếng Anh của lưỡi hổ lại là Snake plant (cây Rắn) vì hình thù của nó giống con rắn dựng đầu hơn là lưỡi con hổ.
Ở một số quốc gia, Lưỡi hổ còn được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như Lan đuôi cọp (Trung Quốc), lưỡi gươm của Thánh George, thanh kiếm Pasha (Thổ Nhĩ Kỳ).
Tên khoa học của cây là Sansevieria Trifasciata, thuộc họ Măng tây và có nguồn gốc ở Nigeria (Châu Phi).
Ở những nơi này thì lưỡi hổ là một nguyên liệu quan trọng dùng trong sản xuất gai dầu, bện các loại vật liệu thiết yếu dùng trong đời sống (dây thừng, rổ, giỏ) nhờ tính dẻo dai bền chắc.
Bên cạnh những lợi ích to lớn phục vụ cho sức khoẻ, trồng cây lưỡi hổ còn mang lại ý nghĩa về mặt phong thuỷ.
Cây có năng lượng phong thuỷ giúp bảo vệ bạn, chống lại khí xấu quanh nhà hay văn phòng, nhưng cần lưu ý vì năng lượng cây rất mạnh nên hãy để ở những vị trí ít người qua lại. Nếu đặt trong nhà, các góc Đông nam, Bắc, và Tây là những chỗ có phong thuỷ tốt nhất để đặt cây này.
Cây mai vàng
Cây mai đã gắn bó với làng quê Việt Nam từ lúc người dân biết khai hoang, lập làng để sinh sống.
Dù đất có khô cằn, thiếu chất dinh dưỡng thì rể mai vẫn bám và đi sâu vào lòng đất mẹ, lấy nước từ nguồn để nuôi thân cây cũng như người Việt Nam yêu đất Việt và luôn gìn giữ đạo lý, cội nguồn văn hóa đẹp của dân tộc.
Hoa mai còn có ý nghĩa xua đuổi những điều xấu xa, không tốt đẹp và cầu cho một năm mới luôn được bình an, hạnh phúc và phát đạt.
Và có lẽ vì thế mà hoa mai vàng là một trong những sự lựa chọn hàng đầu của người dân Việt
Cây hoa giấy
Hoa giấy là một loại hoa rất quen thuộc với nhiều gia đình.
Hoa giấy như một phần trang trí cho căn nhà, như một phần không thể thiếu cho cánh cửa ngôi nhà bạn.
Hoa giấy mang nét đẹp bình dị không kiêu xa mà nhẹ nhàng đôi khi tinh khôi với màu trắng tinh khiết đôi khi lại nồng thắm với màu hồng đậm.
Cây hoa giấy không những có tác dụng làm trong lành không khí, tươi đẹp cảnh quan mà còn mang trong mình ý nghĩa sum vầy, hạnh phúc sự bao bọc chở che, giúp cho gia chủ luôn may mắn, hạnh phúc, phát tài, phát lộc.
Cây còn mang lại sự bình yên cho ngôi nhà và những thành viên sống trong nhà.
Cây hoa giấy còn được xem là loài cây có thể đánh đuổi được tà ma.
Cây mai chiếu thuỷ
Với tên khoa học là Wrightia religiosa, cây mai chiếu thủycó hình dánh là cây gỗ với thân cây xù xì cũng với đó là nhiều cành nhánh nhỏ có khả năng dễ uốn nắn và cắt tỉa.
Những cây mai chiếu thủy ra hoa màu trắng và nở hoa quanh năm.
Hoa mai chiếu thủy có hương thơm nhẹ nhàng dễ chịu.
Hiện tượng này gọi là chiếu thôt, chiếu thủy.
Xét về ý nghĩa cây mai chiếu thủy , cây mai chiếu thủy được cho là dòng cây cảnh phong thủy biểu tượng cho sự bền vững cũng như ổn định gia tài của gia chủ.
Không chỉ có thể trồng cây cảnh để đem đến may mắn và tài lộc cho gia đình, gia chủ cũng có thể sử dụng các vật phẩm phong thủy như vòng tay phong thủy hay dây chuyền phật bản mệnh được chế tác từ đá phong thủy thạch anh cũng như đá phong thủy trấn trạch để đem lại hiệu quả tương tự.
Cây bông cúc
Cây hoa cúc thuộc loại cây thân thảo, thân cây có màu xanh đậm, thẳng, lá mọc đối xứng xẻ rãnh. Lá cây có màu xanh phiến lá nhẵn.
Hoa cúc thường mọc đơn hoặc mọc thành từng chùm với nhiều khích thước khác nhau, tùy vào từng loại hoa mà nó có những nét đẹp riêng, như hoa cúc đại đóa có kích thước lớn, cánh nhiều dày, dài, còn cúc họa mi thì ngược lại, cánh hoa ngắn, thưa và bông hoa nhỏ….
Hoa cúc cũng xuất hiện trong bộ tranh Tứ quý: mai, trúc, cúc, tùng (xuân, hạ, thu, đông). Xuất phát từ văn hóa Nho giáo, bộ tranh này là biểu trưng cho người quân tử.
Hoa cúc với đặc điểm “Diệp bất ly chi, hoa vô lạc địa” (lá không rời cành, hoa không rụng xuống đất) đã hàm ý tượng trưng cho khí tiết kiên trung của người quân tử.
Trong phong thủy nói chung, hoa cúc vàng là biểu tượng của sự sống, tăng thêm phúc lộc và niềm vui. Có lẽ vì vậy mà người ta thường đặt một chậu cúc vàng trước nhà mỗi dịp Tết đến, xuân về.
Cây đào tiên
Đặc điểm chung của Cây đào tiên
Tên thường gọi: Cây Đào Tiên
Tên gọi khác: Cây trường sinh, cây bình bát.
Tên khoa học: Crescentia cujete
Nguồn gốc xuất xứ: Brazil.
Ý nghĩa phong thủy của Cây đào tiên
Đúng với cái tên Trường Sinh, Cây đào tiên được xem như là cây trồng có thể kéo dài sự sống, mang lại sự trường thọ cho con người.
9 loại cây trồng trong sân vườn nhà cần phải có khi thiết kế sân vườn
DỊCH VỤ LIÊN QUAN