Dây leo bông giấy

Dây leo bông giấy

Thông tin sản phẩm

Dây Bông giấy hay còn được gọi là dây Hoa giấy, dây Móc diều. Thuộc họ thực vật: Nyctaginaceae - họ Hoa giấy. Dây leo bông giấy có nguồn gốc xuất xứ từ Nam Mỹ Brazill. Ở Việt Nam dây leo bông giấy được trồng rộng khắp.
Tình Trạng : Hết Hàng
Call: 028.38.64.64.54 - 0941.111.767

Thông tin sản phẩm

Dây Bông giấy hay còn được gọi là dây Hoa giấy, dây Móc diều. Thuộc họ thực vật: Nyctaginaceae - họ Hoa giấy. Dây leo bông giấy có nguồn gốc xuất xứ từ Nam Mỹ Brazill. Ở Việt Nam dây leo bông giấy được trồng rộng khắp.
Tình Trạng : Hết Hàng
Call: 028.38.64.64.54 - 0941.111.767

Yêu cầu gọi lại

Mô tả chi tiết

DÂY LEO BÔNG GIẤY

Dây Bông giấy hay còn được gọi là dây Hoa giấy, dây Móc diều. Tên khoa học: Bougainvillea spectabilis, tên tiếng Anh : Bougainvillea , Paper Flower. Thuộc họ thực vật: Nyctaginaceae - họ Hoa giấy. Dây leo bông giấy có nguồn gốc xuất xứ từ Nam Mỹ Brazill. Ở Việt Nam dây leo bông giấy được trồng rộng khắp.

 

dây leo bông giấy

 

Cây bông giấy là một loài cây leo thân gỗ có thể đạt tới độ cao hơn 10 m. Thân cây có gai lớn và cành rũ dài. Các lá bông giấy màu xanh đậm, có cuống, mọc cách. Lá cây hình trái xoan hay thuôn dài (6 – 10 cm chiều dài), đỉnh nhọn, tròn ở gốc.Hoa giấy mọc thành một nhóm gồm 3 hoa và lá bắc, hình thành cụm ở phần cuối của nhánh.

Lá bắc xếp hình tam giác, thuôn dài/trứng và nhọn đầu dài khoảng 3 – 5 cm. Bông hoa giấy thật sự nhỏ, mỗi cái gắn vào một lá bắc, hình ống phồng ở phần giữa.Hoa giấy đẹp nhờ lá bắc, lá bắc của cây bông giấy có nhiều màu, phổ biến nhất là màu tím ngoài ra còn có các màu đỏ, màu vàng, màu cam, màu trắng.

Cây bông giấy cho quả bế tròn, hạt màu nâu hung bóng.Cây hoa giấy dễ thích nghi với khí hậu và môi trường của nó. Dây bông giấy có thể bám và giữ vào các cây trồng khác. Cây có thể phát triển trong ánh sáng mặt trời đầy đủ đến bóng râm bán phần. Dây bông giấy phát triển nhanh trong điều kiện đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp – thoát nước tốt.

Nước cần thiết trong mọi giai đoạn sinh trưởng của cây.Cây dễ trồng thích hợp với khí hậu nhiệt đới nam Việt nam. Gây giống chủ yếu bằng giâm cành dài từ 10-20cm, cắm sâu 6-8cm, giữ ẩm thường xuyên và che bóng cho cây râm. Sau 10 ngày cành nảy chồi, sau 20 ngày rễ mới phát sinh. Khi cành dài từ 30-40cm ( khoảng 2 tháng) có thể đem trồng nơi giàn leo.

Khi cây leo dài có thể cắt sửa theo ý muốn nơi gây trồng vì cây có chồi mầm nhiều.Các nhà vườn ở nước ta gây trồng nhiều dạng hoa có màu sắc khác nhau, khi ghép để cho trên 1 cây có đủ các màu sắc của hoa. Các loại có màu sắc khác nhau có thể thuộc các chủng loại khác nhau, hoặc có loài riêng rẽ, vì nguồn gốc lai tạo không rõ ràng.

Cây hoa giấy nếu trồng ra đất thì vươn rất cao và lá xanh tốt, sau khi thân cành già mới cho hoa ở ngọn cành. Cây càng tốt càng khó ra hoa, nếu trồng cho leo trùm nóc cổng hay dàn hiên thì nên trồng vào bồn xây, lúc đầu cho cây tốt. khi gần kín thì làm cho đất cằn khô và cho điều kiện sống khắc khổ. Cây hoa giấy còn có thể trồng vào chậu và tạo dáng, tạo thế được.

Trước tiên, thời vụ giâm tốt nhất là đầu mùa thu (thời tiết mát, ít mưa) và hai tháng đầu mùa xuân (thời tiết ấm áp, cành giâm ra rễ nhanh, chồi mầm phát triển mạnh). Có thể giâm cành hoa giấy trực tiếp ngoài đất liền hoặc trong chậu cảnh, song yêu cầu đất phải lên luống cao, chậu phải có lỗ thoát nước.

Đất giâm đảm bảo đủ các thành phần theo tỷ lệ: 3 phần đất màu, 1 phần cát, 1 phần trấu và phân chuồng hoai mục, tất cả trộn đều, đảm bảo lớp đất tổng hợp này dày 20 - 30 cm. Cành giâm, chọn cành bánh tẻ (cành đã ra được 1- 2 năm), những cành này trong thân nhiều chất dinh dưỡng, sức sống khỏe, chóng ra rễ, mầm nảy ra mập, phát triển nhanh, tỷ lệ nảy mầm và sống cao hơn cành già.

Mỗi đoạn giâm cắt dài 20 cm, đảm bảo có ít nhất từ 2 mắt trở lên. Đầu phía gốc cành cắt hơi vát, phía ngọn cắt bằng, vết cắt gọn không bị dập, xước vỏ. Cắt xong bôi vôi vào mặt cắt phía gốc để chống nhiễm khuẩn, còn đầu ngọn buộc kín nilon để chống thoát nước. Khi giâm vào chậu đặt cành giâm chính giữa, nghiêng với góc 15 độ, sâu 10 cm. Giâm ngoài đất, cách đặt như trong chậu với khoảng cách cành nọ cách cành kia là 20cm.

 

dây leo bông giấy

 

Sau khi giâm xong tưới nước đẫm cho chặt gốc, làm giàn che nắng, mưa bằng phên liếp hoặc lá đảm bảo thoáng mát. Hai ba ngày tưới nước nhẹ một lần giữ độ ẩm vừa phải cho cây là được, tưới nhiều nước, độ ẩm lớn làm cành giâm bị thối vỏ, không ra rễ được. Khi thấy cành nẩy mầm thì bỏ giàn che để cây có đủ ánh sáng phát triển.

dây bông giấy

Với cách làm trên, chịu khó chăm sóc đúng kỹ thuật, chỉ sau 2 – 3 tuần cành giâm sẽ nẩy mầm và ra rễ, đảm bảo kết quả trên 95%, sau hơn một tháng có thể đem trồng luôn vào chậu.Khi những cành ghép trưởng thành chúng sẽ ra hoa đồng loạt với màu sắc khác nhau từ đỏ đậm, đỏ lợt, tím đậm, tím lợt, tím Huế, hồng cánh sen, đến trắng, vàng, vàng cam, vàng gạch cua rất đẹp và lạ mắt.

 

 

dây leo bông giấy

 

dây leo bông giấy

dây hoa giấy

dây leo bông giấy

cây bông giấy

dây leo bông giấy

dây bông giấy

dây leo bông giấy

Bình luận