Cây trắc bách diệp
Thông tin sản phẩm
Thông tin sản phẩm
Yêu cầu gọi lại
Mô tả chi tiết
CÂY TRẮC BÁCH DIỆP
Trắc bách diệp hay dân gian còn gọi trắc bách diệp, cây Trắc bá, Bá tử nhân, Bách diệp. Cây có tên khoa học là Platycladus orientalis (L.) Franco, Thuộc họ Hoàng đàn – Cupressaceae.
Cây trắc bách diệp mọc tự nhiên ở miền tây Trung Quốc và bắc Triều Tiên. Cây trắc bách diệp thường mọc trên dốc, sườn đồi và vách đá. Cây trắc bách diệp được trồng rộng rãi trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam.
Trắc bách diệp là một loài cây lá kim phân nhánh thường xanh có thể cao đến 15.2 m với tán rộng 6.1 m trong tự nhiên nhưng con người trồng chúng chỉ mọc như một cây bụi nhỏ hơn. Cây trắc bách diệp có nhiều cành nhưng có thể cắt tỉa theo một dáng, các cành làm thành một mặt phẳng nên có tên trắc bách diệp.
Hình dạng tổng thể của cây trắc bách diệp là hình nón với ngọn cây trở nên không đều khi cây càng lớn.Vỏ cây trắc bách diệp màu nâu gỉ và có thớ. Lá trắc bách diệp như các vảy nhỏ chồng chéo và gắn chặt trên các cành non.
Các nón thuôn dài khoảng 2.5 cm, mọc thẳng đứng, có màu xanh ngọc với một hoa màu xám. Nón có nhiều cơm lúc đầu và trở thành gỗ khi chúng trưởng thành, mỗi cái có 6 – 8 vảy bắc bao phủ nón. Theo sau những vảy bắc là các hạt giống không cánh. Cành lá và quả cây trắc bá diệp thường dùng làm thuốc.
Cành lá: thu hái quanh năm, lá sao vàng đen, từ 30g đến 50g, sắc với 400ml nước còn lại 100ml, uống ngày 2 lần, để chữa cầm máu. Lá trắc bá diệp cùng với là ngải cứu, buồng cau điếc, vỏ quả cam, và bạc hà, sắc uống chữa băng huyết, rong huyết. Lá trắc bá diệp, lá huyết dụ, lá thài lài tía, rể rẽ quạt, sắc uống, chữa được bệnh ho ra máu.
Lá trắc bách diệp kết hợp với lá sen, ngó sen, sinh địa, ngải cứu, sao vàng, sắc uống, chữa được bệnh nôn ra máu, chảy máu cam. Liều lượng mỗi thứ dùng phối hợp từ 8-15g mỗi loại, sắc một lần 400ml còn lại 100ml, uống ngày hai lần.
Chữa bệnh ho lâu ngày: Lấy lá + cành trắc bá, cùng với rễ chanh, rễ dâu, rễ cây chùm gởi trên cây dâu, mỗi thứ 10-15g sao vàng, sắc với 400ml còn lại 100ml, uống ngày hai lần. Lá trắc bá diệp tươi, rữa sạch, nhai với nước muối, ngậm chữa đau nhức răng, sâu răng. Lá trắc bá diệp phơi khô, rễ cây vừng đen (mè đen) nấu thành cao đặc, bôi hàng ngày làm thuốc mọc tóc, (theo kinh nghiệm dân gian).
Quả già: Thu hái vào tháng 9, phơi khô, giã bỏ vỏ cứng, lấy nhân, thì ta được dược liệu là Bá tử nhân. Sao qua, giã nát, ép bỏ dầu, ta được Bá tử xương. Dược liệu có vị ngọt, tính bình, có tác dụng an thần, nhuận táo bón.
Mỗi ngày dùng từ 5-15g. Sắc uống cùng với nhân táo, long nhãn, hạt sen liều lượng bằng nhau. Dùng từ 8-12 nhân quả trắc bá, đối với người lớn, và từ 4-6 nhân quả đối với trẻ em, giã nát, thêm ít nước gạn lấy nước uống, chữa được bệnh kiết lỵ.
Ở Trung Quốc lá trắc bá diệp được dùng làm thuốc cầm máu. Lợi tiểu. Nước sắc hoặc dịch ép, từ lá trắc bá diệp có tác dụng chữa viêm loét dạ dày, loét hoành tá tràng. Hạt trắc bá diệp, là thuốc bổ dưỡng thần kinh, an thần, dùng cho những người lao động trí óc nhiều, gây nên buồn ngủ, mệt mỏi, căng thẳng.
Và có tác dụng kích thích tiêu hóa, ăn ngon. Nước sắc của cành trắc bá diệp chữa được bệnh cảm lạnh, tê thấp. Nhựa thân cây trắc bá diệp, trộn với nhựa thông, đắp lên chữa được tiêu U nhọt độc (Nam dược thần hiệu).
Dáng cây hình tháp đẹp có thể cắt tỉa được thường trồng bồn, trồng ra đất làm cây cảnh sân vườn, khuôn viên hay trồng chậu đều được. Cây trắc bách diệp là loài kiểng lá, cây cao thẳng một hướng nên sử dụng trồng dẫn lối đi, hàng rào rất phù hợp. Cây trắc bách diệp phát triển không tốt nơi đất nghèo dinh dưỡng, thoát nước nhiều, đất có độ pH cao.
cây trắc bách diệp
Cây trắc bách diệp phát triển tốt nơi ánh nắng mặt trời đầy đủ. Cây trắc bách diệp có thể chịu hạn khi lớn nhưng cần nước lúc còn non. Cây trắc bách diệp có thể nhân giống bằng hạt và nảy mầm nhanh.
cây trắc bách diệp
trắc bách diệp
bách diệp