Cây dâu tằm

Cây dâu tằm

Thông tin sản phẩm

Cây dâu tằm còn có tên gọi khác: Dâu ta, Dâu trắng, Dâu cang, Tang. Tên tiếng Anh: White mulberry. Tên khoa học: Morus alba L. Thuộc họ dâu tằm –Moraceaelà một họ trong số các thực vật có hoa
Tình Trạng : Hết Hàng
Call: 028.38.64.64.54 - 0941.111.767

Thông tin sản phẩm

Cây dâu tằm còn có tên gọi khác: Dâu ta, Dâu trắng, Dâu cang, Tang. Tên tiếng Anh: White mulberry. Tên khoa học: Morus alba L. Thuộc họ dâu tằm –Moraceaelà một họ trong số các thực vật có hoa
Tình Trạng : Hết Hàng
Call: 028.38.64.64.54 - 0941.111.767

Yêu cầu gọi lại

Mô tả chi tiết

CÂY DÂU TẰM

Cây dâu tằm còn có tên gọi khác: Dâu ta, Dâu trắng, Dâu cang, Tang. Tên tiếng Anh: White mulberry. Tên khoa học: Morus alba L. Thuộc họ dâu tằm –Moraceaelà một họ trong số các thực vật có hoa, trong hệ thống Cronquist được xếp vào bộ Gai (Urticales). Bộ này trong các hệ thống phát sinh loài khác được coi là phân bộ của bộ Hoa hồng (Rosales).

cây dâu

Họ này là một họ lớn, chứa từ 40-60 chi và khoảng 1.000-1.500 loài thực vật phổ biến rộng rãi ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhưng ít phổ biến ở các vùng ôn đới. Trong họ này có một số loài được biết đến nhiều như đa, đề, dâu tằm, dâu đỏ hay mít. Có nguồn gốc từ Trung Quốc và hiện nay được trồng rộng rãi. Tại Việt Nam cây dâu tằm gọi đơn giản là cây dâu, hay cây dâu trắng có nguồn gốc ở khu vực phía Đông Châu Á.

Dâu tằm là một loài cây gỗ từ nhỏ đến nhỡ, lớn nhanh, có thể cao tới 15–20 m. Thông thường nó sống từ 8-12 năm, nhưng nếu đất tốt và chăm sóc tốt thì tuổi thọ tới 50 năm. Thân cây gỗ nhỏ, cao khoảng 3 m. Cành mềm, lúc non có lông, sau nhẵn và có màu xám trắng, chồi nách nhỏ màu nâu vàng. Vỏ thân có nốt sần, có mủ trắng như sữa. Rễ ăn sâu và rộng 2-3 m, nhưng phân bố nhiều ở tầng đất 10-30 cm và rộng theo tán cây.

Lá mọc so le, hình bầu dục, hình tim hoặc hình trứng rộng, có mũi nhọn ở đầu, phiến mỏng, mềm, dài 5-10 (15) cm, rộng 4-8 (10) cm, mép có răng cưa đều, phiến nguyên hay đôi khi chia 3-5 thùy trên các nhánh còn non, 3 gân ở gốc, các gân bên đạt tới chiều dài của phiến, đôi gân bên tận cùng ở ½ chiều dài phiến lá. Mặt trên của lá màu lục sẫm hay lục xám, mặt dưới màu lục nhạt hơn, nổi rõ các gân lớn chạy từ cuống lá và nhiều gân nhỏ hình mạng lưới, có lông tơ mịn rải rác trên gân lá.

Cuống dài 2-4 cm, mảnh, có lông thưa. Lá hàng năm rụng vào mùa đông. Lá kèm còn non hình tam giác nhọn, khi già xoắn lại thành hình dải đầu nhọn. Hoa đơn tính, vô cánh, cùng gốc hay khác gốc. Cụm hoa đực là chùm hoặc gié, dài 1,5-2 cm. Các hoa cái hợp thành đuôi sóc dài 1-1,5 cm. Hoa đực có cuống ngắn; 4 lá đài tù, có lông thưa; 4 nhị đối diện với các lá đài, dài gấp đôi lá đài, chỉ nhị mảnh, cong trong nụ; bao phấn 2 ô, hình gần cầu, màu vàng nhạt, nứt dọc, hướng trong.

Hạt phấn hình bầu dục, 2 đầu nhọn, nhiều rãnh. Hoa cái có 4 lá đài, bầu 1 ô, 1noãn, đính nóc. Quả bế được bao bọc trong các lá đài đồng trưởng và mọng nước, tụ họp thành quả phức hình trụ, khi chưa chín màu trắng xanh, khi chín màu đỏ hồng, dài 1-2 cm, đường kính 7-10 mm, cuống quả dài 1-1,5 mm. Vị hơi chua và ngọt. Quả dâu khi chín màu đỏ đậm hoặc tím đen.

cây dâu

Qủa dâu giàu chất dinh dưỡng, ăn mềm, chua ngọt, nhiều nước, có thể ăn tươi, nấu rượu, làm nước giải khát, làm mứt, làm vị thuốc… đều tốt, được mọi người ưa chuộng. Trong đông y cây dâu từ rễ đến ngọn có tác dụng chữa được nhiều căn bệnh như: Vỏ rễ cây dâu (tang bạch bì): tác dụng chủ yếu để chữa ho. Cành dâu (tang chi): tác dụng chủ yếu để chữa phong, tê, thấp.

Dâu tằm

 Lá dâu (tang diệp): tác dụng chủ yếu để chữa chứng lao nhiệt, đau đầu, hoa mắt. Quả dâu (tang thầm): tác dụng chủ yếu để chữa chứng tiêu khát, loa lịch,...Cây dâu tằm có đặc tính dễ trồng dễ sinh trưởng và phát triển mang lại nhiều hiểu quả nên thường được trồng nhiều nơi để làm kinh tế cũng có nơi trồng cây dâu để làm cây cảnh, cây ăn trái,làm hàng rào xung quanh vườn nhà mình.

 

cây dâu

cây dâu tằm

cây dâu

dâu tằm

cây dâu

cây dâu

cây dâu

dâu ta

cây dâu

dâu trắng

Bình luận